Bí quyết xây dựng hệ thống âm thanh

FBShare
Ghi nhớ trang

Việc xây dựng một hệ thống âm thanh như ý với khoảng ngân sách vừa phải không khó như nhiều bạn tưởng tượng. Điều quan trọng đầu tiên là phải hiểu rõ bạn muốn hệ thống đó như thế nào? Chúng tôi xin giới thiệu với bạn một số suy nghĩ của một chuyên gia âm thanh Anh quốc David Price trao đổi xung quanh vấn đề này.

Bí quyết xây dựng hệ thống âm thanh

 

Một trong những công việc chiếm của tôi phần lớn thời gian chính là trả lời các câu hỏi của các bạn chơi âm thanh. Tuy nhiên hầu hết các lời khuyên của tôi không được đón nhận và thực hiện với vô vàn các lí do khác nhau.

Tôi có thể kể một ví dụ điển hình như sau: anh X muốn mua một CD transport và DAC tốt nhất trong mức tiền hiện có. Tôi khuyên anh ta nên mua một CD transport A và bộ DAC B. Đến tháng sau tôi nhận được thư hôi đáp anh ta mua CD transport F và bộ DAC G và lúc này đã cảm thấy không còn thích âm thanh của hai sản phẩm đó nữa. Khi tôi hỏi tại sao anh không làm theo lời khuyên của tôi thì được trả lời rằng, anh ta muốn mua một bộ sản phẩm sao cho có thể phối ghép ăn ý về mặt thẩm mỹ với các thiết bị đã có, hoặc anh ta không thích kiểu dáng của hai sản phẩm tôi gợi ý, hoặc anh ta mua các sản phẩm khác chỉ vì giá của chúng dễ chịu hơn…

Có thể nhận thấy hoặc là họ không hài lòng với những điều tôi tư vấn, hoặc có thể họ chỉ muốn đùa cho vui. Nhưng điều cốt lõi tôi nhận thấy chính là những độc giả đó chưa hiểu rõ bản thân họ thực sự cần điều gì.

Nhiều khẳng định họ muốn tìm kiếm những “âm thanh hay nhất” nhưng không tính đến kiểu dáng, kích thước của thiết bị hoặc sự kết hợp về hình thức lẫn phong cách trình diễn với các thiết bị khác trong cùng hệ thống.

Có nhiều người khẳng định rằng, với họ “âm thanh hay nhất” là tiêu chí quan trọng nhất. Tôi đã chỉ cho họ thấy: nếu muốn mua một CD transport tốt nhất và không cần quan tâm đến giá cả thì có thể lùng sục ở Hồng Kong, Singapore, hay ở trên internet….Sau đó anh ta phải làm một số thủ tục có thể kéo dài đến mấy tháng như lien lạc với các đại lí bán hàng gửi danh sách sản phẩm muốn mua, cập nhật tin tức từ các site bán hang ở các quốc gia đó, làm thủ tục thanh toán, vận chuyển, bảo hiểm quốc tế và chịu thuế nhập khẩu…và có khi phải đổi biến áp nguồn sang 220V 50 Hz… và với ngần ấy sự nhiêu khê người mua đã thôi không còn giữ ý định tìm kiếm âm thanh tốt nhất nữa, mà chỉ dừng lại ở một sản phẩm tốt nhất trong số các sản phẩm mà họ có thể mua một cách dễ dàng ngay ngày mai.

Đọc đến đây chắc các bạn đã hiểu được vấn đề tôi muốn trình bày. Vì thế, lời khuyên quan trong tôi muốn gửi đến các bạn là hãy có một tư tưởng nhất quán và rõ rang. Nếu bản thân bạn không biết chính xác bạn cần một hệ thống như thế nào và tại sao bạn lai muốn một hệ thống như vậy, thì có thể bạn sẽ mất tới 20 năm ném tiền qua cửa sổ mà không nhận được một chút gì gọi là âm thanh đích thực.

Hãy cân nhắc xem bạn chỉ đơn thuần muốn có một hệ thống âm thanh, hay cụ thể hơn là một hệ thống âm thanh có những nét vừa hiện đại vừa cổ điển. Hoặc bạn có nên mua một bộ DAC theo công nghệ lấy mãu hiện đại nhất không nếu chỉ vì đã “trót nghe” ai đó nói rằng một thiết bị như thế là rất cần thiết. Bạn đã có sẵn thiết bị nào (turntable, ampli, loa) để phối ghép hay tất cả đều mua mới? Đó là một số điểm bạn cần cân nhắc trước khi quyết định “xây dựng” một hệ thống âm thanh, và điều quan trọng  là phải xác định rõ ràng và nhất quán. Nếu bạn không biết bạn cần gì bạn sẽ không bao giờ tìm thấy giải pháp cho vấn đề.

Điều quan trọng thứ hai khi tiến hành lập một hệ thống âm thanh là tính thứ tự. Từ những năm 60 trở về trước mọi việc rất đơn giản, loa là thiết bị quan trọng nhất. Tất cả những việc mà đầu đọc đĩa than (turntable) của bạn phải làm là ổn định và không gây tiếng ồn ảnh hưởng đến màn trình diễn âm thanh (nhiều người Mỹ cho rằng đó là điều đòi hỏi cao nhất). Vào thời đó, cũng đã có nhiều quan điềm khác nhau. Theo Peter Walker của hãng Quad, thì ampli chỉ là một thiết bị bảo đảm được công suất ra loa. Còn theo Ivor Tiefenbru của Linn, đối với âm thanh hi-fi, ampli lại là thiết bị nguồn có ảnh hưởng đến các thiết bị còn lại.

Đến nay, theo tôi bạn nên đổng tình với quan điểm của Ivor, và nếu có thể bạn hãy bắt tay vào thiết kế thiết bị nguồn trước. Chẳng hạn như bạn có một cặp loa và muốn tận dụng chúng. Điều đó cũng không ngăn cản bạn đảm bảo tính thứ tự. Tất nhiên bạn sẽ không thể tự do lựa chọn thiết bị nguồn theo ý thích mà phải tìm kiếm môt thiết bị có thể kết hợp ăn ý với cặp loa của bạn. Khi hiểu được điều đó, bạn có thể phát hiện ra rẳng một ampli 4 sao có khi lại cho kết quả tốt hơn ampli 5 sao vừa xuất xưởng đang được các tạp chí hi-fi ca ngợi. Lí do đơn giản là ampli 5 sao đời mới kia không có khả năng hỗ trợ và phối hợp tốt với cặp loa của bạn.

Vậy bạn hãy nghĩ đến thiết bị nguồn đầu tiên hoặc lựa chọn thiết bị nguồn phù hợp với các thiết bị bạn đang có sẵn. Dù thế nào bạn cũng nên theo thứ tự như sau: thiết bị nguồn âm -> thiết bị khuếch đại -> loa -> giá đỡ -> thiết bị kết nối. Thứ tự này sẽ giúp cho hệ thống của bạn có một kết cấu logic, giúp cho việc tìm kiếm các khiếm khuyết và việc nâng cấp dễ dàng hơn.

Đến đây, bạn hãy lưu tâm đến vấn đề ngân sách. Trước thời kì âm thanh CD xuất hiện, bạn hoàn toàn đúng khi dồn tiền đầu tư cho các thiết bị nguồn analog. Ví dụ như các thiết bị nguồn thường chiếm từ 340 USD (Rega plana 3) đến  1020USD (Linn) trong một hệ thống âm thanh trị giá 1700USD. Một hệ thống với turnbtable 1020USD, ampli 340USD, ampli 595USD và loa 595USD kèm theo 170USD cho các phụ kiện khác.

Tuy nhiên, với một hệ thống âm thanh CD lại khác. Tại sao lại có sự khác biệt đó? Các turntable cao cấp là những thiết bị đòi hỏi kĩ thuật chế tạo tốt và các ưu điểm của các thiết bị này thường đẩy giá thành lên cao. Còn với các đầu đọc CD, chúng thường có điểm tương đồng trong kết cấu transport, DAC, bộ lọc digital. Sự chênh lệch giá thành của các đầu đọc CD thường từ các lí do về thương hiệu, dịch vụ tư vấn, bảo dưỡng hay chiến lược tiếp thị. Ví dụ như đầu đọc CD Cambridge Audio 640C 425USD có kết cấu linh kiện bên trong tương tự như đầu đọc trị giá 1.700USD của Musical Fidentily và Cyrus. Tuy về âm thanh, chúng không tốt như nhau nhưng giá thành không thể chỉ ra được sự khác biệt đó. Và trong mọi trường hợp, các đầu đọc CD đều cho âm thanh theo đúng chất âm CD, trong khi đó màn trình diễn âm giữa các turntable thường có phạm vi khác biệt khá lớn. Đó chính là lí do bạn không phải chi them ¼ ngân quỹ vào thiết bị nguồn âm digital có giá trị mà chỉ cần tập trung đầu tư cho các thiết bị nguồn âm analog.

VẬY NÊN PHÂN CHIA NGÂN QUỸ CHO TỪNG THIẾT BỊ LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Nếu bạn muốn tạo một hệ thống nghe đĩa than trị giá 3400USD, bạn nên dành 50% số tiền cho turntable, chẳng hạn như Gyrodec SE được coi là sản phẩm bình dân với giá 1700USD. Kế đến là tay cơ (Michell TecnoArn và Origin Live OLI) cùng cartridge đời mới (Goldring MM 1042 giá 170USD hoặc Ortofon MC Rondo Blue giá 680USD) chỉ chiếm 10%  tổng chi phí mà vẫn cho âm thanh đặc biệt. Bạn còn tới 40% nữa để đầu tư cho ampli và loa. Và nếu bạn vẫn có thể đầu tư them thì hãy quan tâm đến các thiết bị kèm theo. Ngay cả các hệ thống có giá từ 8500USD trở lên cũng có thể sử dụng các thiết bị kèm theo của Michell.

Với hệ thống âm thanh CD trị giá 3400USD bạn hãy chi 30% số tiền cho thiết bị nguồn, có thể là CD-T80 (1050USD) của Shanglin và đầu tư 40% cho ampli như A2 của Sugden. Khoản tiền còn lại được dành cho loa, cáp và giá đỡ. Tuy nhiên bạn vẫn có thể dành hết khoản tiền còn lại cho một bô loa ưng ý (như RI6 của Revolve) và đợi them ít lâu để có thể lựa chọn các giá đỡ của Custom Design và cáp của Chord Company Odyssey 2. Nếu bạn muốn đấu biwire thì hãy mua một cáp monowire loại tốt nhất thay vì mua cáp monowire thường thường bậc trung. Bạn chỉ sử dụng một khoản tiền mà vẫn có âm thanh hay và có thể đấu biwire bất cứ lúc nào. Khi muốn loại bỏ mớ cáp nguồn “hang cỏ” và đã có một khoản tiền nhất định, bạn có thể chọn dây nguồn của Missing Link, tuy chưa phải là loại tốt nhất nhưng sự kết hợp giữa giá thành và chất lượng trình diễn của dây nhãn hiệu này hoàn toàn tuyệt vời.

Tuy vậy, để có một hệ thống âm thanh hay không chỉ đầu tư tiền hợp lí. Một yếu tố khác cũng quan trọng không kém và không dễ nhận thấy chính là sự tương thích hay phù hợp.

Bạn muốn bỏ một khoản tiền lớn để mua một thiết bị mà ai đó từng khen là rất tuyệt vời hay muốn được nghe thứ âm thanh hay nhất mà chiếc ví của bạn có thể mang lại? việc lựa chọn sản phẩm thong qua các lời khuyên của các trang quảng cáo không phải lúc nào cũng đem lại cho bạn âm thanh hay. Những cách đó có thể mang lại cho bạn âm thanh rất tuyệt, nhưng cũng có thể rất mau nhàm chán. Tương hợp không phải là điều kì bí, mơ hồ trong âm thanh hi-fi, mà chỉ đơn giản là quá trình tìm kiếm sự thích ứng giữa âm thanh và người nghe, đòi hỏi bạn phải nghe thử sàn phẩm trước khi quyết định mua.

Không phải nhà phân phối sản phầm hi-fi nào cũng đúng nên thay vì nghe lời giới thiệu hoa mỹ của họ, bạn hãy nghe chính thiết bị trình diễn. Chỉ bằng cách này bạn mới có cơ hội nhận thấy các thiết bị trong hệ thống phối hợp với nhau ra sao, xem có đúng như điều bạn mong đợi hay như mọi người ca ngợi hay không.

Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng để đảm bảo tính lâu dài của hệ thống là khi mua thiết bị âm thanh, bạn nên tự đặt câu hỏi liệu thiết bị có thể phục vụ tốt trong 5 năm tới hay không, và nếu không thì bạn sẽ làm như thế nào. Các thiết bị nguồn âm analog và các mẫu loa cổ điển (các mẫu thiết kế theo kiểu KEF năm 60, 70) thường kèm theo linh kiện thay thế, hoặc có thể thay thế bằng các linh kiện hiện đại (ví dụ các môtơ DC có thể thay thế các môtơ AC cũ trong turntable, các loa con của loa có thể làm lại màng loa). Các nhãn hiệu nổi tiếng như Linn, Naim, Meridian và Quad thường có dịch vụ bảo dưỡng và linh kiện thay thế tốt. Trong khi đó các nhãn hiệu cung cấp sản phẩm “ba bảy hai mốt ngày” thường không có các dịch vụ như vậy. Thiết bị hi-fi và âm thanh hi-fi tạo nên một thú vui tao nhã, đưa người nghe đến với athanh trung thực theo khẩu vị, bạn cần có quan điểm nhất quán, sự khéo léo khi xây dựng hệ thống, quy trình nâng cấp logic và cả sự giúp đỡ của nhân viên phân phối sản phẩm.

 Theo nghenhin viet nam