Các lỗi cơ bản khi chọn mua loa

FBShare
Ghi nhớ trang

Dù có ít hay nhiều tiền, bạn cũng không nên mua loa theo hình thức mà phải chú ý đến chất lượng âm thanh. Dưới đây là các sai lầm thường gặp.

1. Mua loa thanh mảnh, thiết kế kém

Nhiều người cho rằng khi đã tậu được chiếc TV LCD thì đặt thêm bộ loa cho “hoành tráng”. Những người này thường coi trọng hình thức hơn là chất lượng loa nên rất dễ tìm đến loại thanh cảnh và giá rẻ.

Thông thường, các loa cấp thấp có thiết kế sơ sài, thùng bằng chất liệu nhẹ để tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như vận chuyển. Trong khi đó, sức nặng của loa quyết định khá nhiều đến chất lượng âm thanh. Một số người cho rằng do không có nhiều tiền nên họ phải mua loa nhẹ rồi… đổ cát vào đó. Nhưng việc này cũng phải cần tính toán kỹ, nếu không âm thanh sẽ mất độ chính xác.

2. Mua loa có nhiều radiator trông giống loa trầm

Với việc mua loa có nhiều radiator thụ động, chỉ là màng loa trông khá giống loa trầm, một số người nghĩ rằng họ đang mua được nhiều loa hơn với số tiền bỏ ra nhưng đó chỉ là thêm woofer “giả”. Hãy nghĩ đến điều này: Bạn được lợi gì từ việc có một loa trầm bé tẹo mà đánh với nhiều  radiator thụ động lớn hơn qua một lỗ thông hơi? Câu trả lời là “không”. Một lỗ thông hơi, một thùng loa lớn, hay một radiator thụ động được điều chỉnh chính xác sẽ hoạt động hiệu quả nhưng một bộ dùng các radiator để “trang điểm” nhằm đánh lừa người mua thì không thể hiện được gì.

3. Quên không mang đĩa thử

Một số cửa hàng bán loa có sẵn đĩa để phục vụ nhu cầu nghe thử nhưng cửa hàng xịn thường mới có đĩa xịn. Trong khi đó, nhiều bộ second-hand bán ở các cửa hàng “nhếch nhác” hơn thiếu đĩa tốt cho khách nghe. Do đó, hãy mang theo vài đĩa xịn có nhạc hợp với gu nhạc của bạn để kiểm nghiệm.

4. Mua loa mảnh dài mà tưởng là loa toàn dải

Có những cửa hàng quảng cáo loa dài, mảnh có nhiều driver 4 inch thể hiện được mọi tần số. Tuy nhiên, cần chú ý là các chúng hiếm khi có đủ dải tần để tái tạo toàn dải nghe và không thể tạo ra âm trầm chính xác. Hơn nữa, driver 3-4 inch quá nhỏ đối với woofer và quá lớn đối với tweeter. Một số nơi sản xuất thiếu uy tín làm việc này vì muốn “tống” các driver tồn kho.

5. Mua loa không có chiều cao hợp lý

Nếu mua loại nhỏ thì hẳn là kiểu “bookshelf”, nên kê cao hẳn để loa tweeter ngang với tai người nghe.

6. Gỡ bỏ tấm phên kim loại bọc ngoài loa

Nhiều người cho rằng gỡ bỏ tấm phên này sẽ giúp loa tweeter “cất tiếng” cao hơn. Trên thực tế, đó là tấm lá chắn bảo vệ cho loa ở phía trong khỏi các tác nhân vật lý và có vai trò trong hệ thống mà nhà sản xuất đã hàm ý trong đó và không nên can thiệp vào.

7. Đặt một trụ hay nón kim loại lên mặt thùng loa để loại bỏ cộng hưởng

Nếu thùng loa không tốt ngay từ đầu thì việc này cũng không giúp gì nhiều. Do đó, nếu đánh giá củ loa hợp với nhu cầu của bạn thì sau này có thể tính đến việc đóng lại thùng một cách cẩn thận.

Theo Audioholics