Chọn ampli đèn hay transistor?

FBShare
Ghi nhớ trang

“Chọn ampli đèn hay transistor?”…một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng đã làm tốn quá nhiều thời gian tranh luận cũng như giấy mực của người chơi âm thanh và các nhà chuyên môn. Cho đến nay, câu hỏi này vẫn chưa được trả lời thoả đáng, và kết luận cuối cùng vẫn phụ thuộc vào… đôi tai của bạn.

CHỌN AMPLI ĐÈN hay TRANSISTOR
Nhớ lại khi ampli transistor công suất lớn xuất hiện tràn ngập vào cuối thập kỷ 60, thời kỳ hưng thịnh của các ampli đèn dường như chấm dứt. Transistor có ưu điểm nhỏ gọn, nhẹ và rẻ hơn, chạy lại rất mát và dễ đưa ra công suất cao hơn đèn.

Ampli transistor

Ampli transistor lại chẳng cần đến biến áp xuất âm – bộ phận có  “công lao” lớn trong việc tăng trọng luợng cũng như chi phí sản xuất của ampli đèn. Chẳng lâu sau, tất cả các hãng sản xuất âm thanh thời bấy giờ, nhất là ở Mỹ và một vài nước Châu Âu đã đưa ampli transistor lên ngôi thay vị trí của ampli đèn.

Nhưng rồi nhiều người yêu nhạc đã sớm nhận thấy rằng âm thanh của ampli bán dẫn thời đó khó mà chấp nhận được. Chúng trình diễn không khác gì những chiếc đài bán dẫn, chỉ kêu to hơn thôi. Và thật không may cho những tín đồ âm thanh thời bấy giớ, họ khó có thể kiếm được một chiếc ampli đèn “ra hồn” trên một thị trường tràn ngập các thiết kế transistor.

Đó là chuyện ở Mỹ, một quốc gia văn minh và luôn đi đầu trong các công nghệ mới. Còn ở Nhật và mộtsố nước Châu Âu nơi được coi là “Cựu lục địa” thì sao? Phần đông người yêu nhạc đích thực vẫn bình tĩnh tự tin vào đôi tai của mình để thưởng thức âm thanh từ những chiếc ampli đèn bị xứ “Tân lục địa” lạnh nhạt. Những bộ đèn quý, những chiếc ampli với âm thanh huyền thoại lần lượt “dứt áo ra đi” khỏi quê hương bản quán để tới đất nước Phương Đông tìm nơi “đất lành chim đậu”…

Nhưng đến những năm 70, vẫn tại Mỹ, một vài chiếc ampli đèn thiết kế theo lối mới đã ra đời, mà tác giả là William Zane Johnson (hãng Audio Research). Giống nhiều người mê nhạc thời bấy giớ, ông cũng cảm thấy âm thanh của đèn nghe hay hơn, “nhạc tính” hơn ampli transistor. Khi ông trưng bày ampli này trong một cuộc triển lãm hi-fi năm 1970, William Zane Johnson đã được báo chí đánh giá là người “quay bánh xe thời gian của ngành công nghiệp âm thanh lùi lại 10 năm”. Nhưng chính việc “quay ngược bánh xe lịch sử” đó đã khởi đầu cho trào lưu “phục hưng” cho ampli đèn, mà đến nay, công cuộc phục hưng ấy vẫn còn tiếp tục mạnh mẽ sau hơn 40 năm.

Ampli đèn audio research

Cuộc tranh luận bất phân thắng bại giữa đèn và transistor là chủ đề được hầu hết người chơi âm thanh quan tâm. Nó lại càng được bàn tán nhiều khi người ta phải lựa chọn một chiếc ampli công suất. Ampli đèn mang lại những màng trình diễn âm thanh ấn tượng, nhưng vẫn tồn tại rất nhiều hạn chế. Nhược điểm mà ai cũng thấy được ngay là ampli đèn đắt hơn so với ampli bán dẫn có cùng công suất. Chi phí bóng đèn, biến áp xuất âm và bộ cấp nguồn đã làm cho cái giá phải trả để sở hữu một chiếc ampli đèn cao hơn hẳn ampli bán dẫn. Không những thế, trong quá trình sử dụng, cứ vài năm một lần, ta phải thay thế đèn, và rõ ràng là chi phí của nó lại tăng lên. Một bộ 4 chiếc đèn công suất EL34  đã “ngốn sơ sơ” hàng trăm USD trong túi tiền của các  “thần dân xứ nhạc” rồi.

ampli transistor

Xét về mặt trình diễn tiếng bass, ampli đèn khó mà đọ được với ampli bán dẫn chất lượng tốt. Đèn ít có khả năng kiểm soát tiếng bass, làm cho màn trình diễn dải trầm thiếu sức mạnh, độ căng và sự rộng mở. Hơn nửa, đèn thường cung cấp cho loa trở kháng thấp, độ nhạy thấp dòng điện khá hạn chế,đó chính là lý do ampli đèn kén loa. Đèn cũng đòi jỏi người chơi cứ 6 tháng tới 1 năm phải chỉnh thiên áp để duy trì chất lượng làm việc ổn định. Công việc này tuy đơn giản, nhưng nhiều thính giả lại chẳng thích nghĩ đến việc lâu lâu một lần phải bảo dưỡng chất lượng trình diễn của hệ thống.
Các bóng đèn dùng trong ampli công suất cũng hay bị hỏng hơn transistor. Tuy nhiên, hư hỏng một cách đột ngột thường ít khi xảy ra. Có những chiếc radio đèn đời cổ của Philips hay Telefunken, sản xuất năm 1955 với bộ đèn nguyên bản đi theo máy. Đã đúng nửa thế kỷ trôi qua nhưng chiếc radion vẫn kêu ra được “tiếng người”, mặc dầu giọng của “cụ” đã khá phều phào…

Không phải tất cả, nhưng nhiều ampli đèn được thiết kế theo kiểu bóng lộ thiên hết ra cả bên ngoài. Nếu sử dụng không cẩn thận, trẻ nhỏ hoặc vật nuôi trong nhà có nhiều ngu cơ bị hỏng… Bạn nên chọn ampli đèn có vỏ sắt bao bọc bên ngoài, tất nhiên, bộ vỏ này phải có lỗ thông hơi.
Nhiều nhược đểm như vậy, nhưng sao ampli công suất đèn vẫn có nhiều người theo đuổi? Thật đơn giản, đèn có âm thanh rất thần kỳ! Khi phối ghép với loa thích hợp, ampli đèn tạo nên những màn trình diễn đỉnh cao, khó đối thủ nào sánh được. Ngay cả những ampli đèn loại nhỏ, giá mềm cũng có chất âm kỳ diệu ấy.

Nhiều đặc tính âm thanh quan trọng dường như được hình thành một cách tự nhiên ở ampli đèn. Chúng thường trình diễn nhạc hoà tấu rất siêu việt, với tiếng trung và treble muợt mà, sân khấu âm thanh ấn tượng. Quả thật là tương phản với những âm thanh cứng, sáng, góc cạnh của không ít ampli bán dẫn, nhất là loại rẻ tiền. Tuy nhiên, bạn nên cản thận với những ampli đèn trình diễn các thể loại nhạc khác nhau với một phong cách na ná như nhau. Có thể chúng đã áp đặt một đặc tính âm thanh nào đó của riêng mình lên mọi đĩa nhạc. Nhiều ampli đèn có hài âm, và lúc mới nghe, bạn cảm thấy rất dễ chịu. Khi bạn bật các đĩa nhạc khác nhau với chất lượng tiếng bass không đều hoặc đòi hỏi ampli phải có cách xử lý không gian âm nhạc khác nhau song ampli lại không thể hiện được sự khác biệt đó.

ampli đèn

Chiếc âm tốt phải thể hiện được chính xác những đặc điểm âm thanh đa dạng của mỗi đĩa nhạc mà không đưa vào đó bất kỳ một đặc tính trình diễn riêng nào của mình, tức là phải hoàn toàn trung thực với chất liệu nguồn.

Giống như ampli đèn, ampli bán dẫn cũng có những ưu điểm về âm thanh và kỹ thuật của riêng mình. Ví dụ nếu nói về chất lượng trình diễn tiếng bass của ampli bán dẫn thì ampli đèn không thể “đọ” được. Các ampli công suất dùng transistor mang đến cho dải trầm những âm sắc chắc chắn, gọn gàng, chính xác, và sâu hơn hẳn so với đối thủ bóng đèn của mình. Cảm gíc giác căng tròn, chắc nịch và trộng mở cũng như sức mạnh của tiếng bass thường được ampli bán dẫn taí hiện thành công hơn. Đứng ở góc độ kỹ thuật, đây là điều ta có thể lý giải được. Đó là do ampli bán dẫn, nhất là loại có nhiều sò đấu song song dễ dàng tạo ra dòng điện lớn cho loa trở kháng thấp hơn ampli đèn, cũng vì thế nên ampli bán dẫn rất hợp với loại loa này. Không ai ngoài chính bạn có thể trả lời được câu hỏi: “Ampli công suất nào lý tưởng nhất cho hệ thống âm thanh của tôi?”. Tuy nhiên, tôi vẫn khuyên bạn một cách chân thanh rằng: trước khi quyết định mua ampli công suất, hãy nghe thử ít nhất một chiếc ampli đèn.

Theo Nghe Nhin Viet Nam