Tiêu Điểm
Làm thế nào để sắm một bộ soundbar?
Như chúng ta đã thấy, thị trường âm thanh trong một vài năm trở lại đây thực sự đã bùng nổ, đặc biệt là khi HDTV trở nên quá bình dân đối với người tiêu dùng. Giờ đây, thay vì đắn đo lựa chọn cho bằng được những chiếc TV có hình ảnh đẹp thì mọi người lại bắt đầu chú ý đến hình thức.
Đường viền siêu mỏng khiến cho người xem cảm thấy thích thú hơn, nhưng đường viền siêu mỏng cũng làm cho loa tích hợp bên trong trở nên yếu ớt hơn. Điều này khiến nhiều người nghĩ tới các hệ thống soundbar cho chiếc TV của mình. Những chiếc soundbar hiện nay rất mỏng, rất đẹp và đi kèm với loa siêu trầm, giúp chúng trở thành một giải pháp hoàn hảo để cải thiện chất lượng âm thanh cho phòng khách.
Tôi có thể nhận được hiệu ứng âm thanh vòm từ soundbar?
Rất nhiều audiophile hiện nay vẫn coi thường âm thanh của soundbar và cho rằng chúng có chất lượng âm thanh nghèo nàn, còn hiệu suất chỉ ngang ngửa với “boombox”. Đây là những nhận định sai lầm. Hiện nay bạn vẫn có thể nhận được âm thanh mạnh mẽ, sống động và đầy cảm giác nhập vai từ soundbar. Điều quan trọng chỉ là số tiền chi ra và nhu cầu thưởng thức mà thôi.
Nếu muốn thưởng thức tiếng bass rung bần bật như những bộ loa cỡ lớn của Trung Quốc, soundbar có thể đáp ứng. Hoặc nếu chỉ đơn giản là muốn cải thiện âm thanh của TV, soundbar cũng có thể đáp ứng. Thậm chí một số hệ thống soundbar hybrid hiện này còn được trang bị thêm cả AV Receiver và loa vệ tinh để tăng cường trải nghiệm âm thanh cho người dùng nữa.
Trong thực tế, bạn rất hiếm khi nhận được hiệu ứng âm thanh vòm thuyết phục từ soundbar, trừ khi sắm những hệ thống hybrid. Và nếu âm thanh vòm quá quan trọng, chắc chắn bạn phải đầu tư một hệ thống âm thanh surround chuyên dụng thay vì soundbar.
Một số soundbar hiện nay có chất lượng âm thanh tổng thể ngang ngửa với các hệ thống chuyên dụng ở cùng mức giá, âm bass của chúng mạnh mẽ và chi tiết. Ngoài ra, một số hệ thống soundbar – đặc biệt là của Yamaha – còn có thêm khả năng mô phỏng hiệu ứng surround khá thuyết phục, mặc dù không thể sánh được với những hệ thống chuyên dụng.
Tóm lại, bạn có thể nhận được hiệu ứng âm thanh vòm từ soundbar, nhưng nó sẽ không thể thuyết phục như những hệ thống chuyên dụng khác. Nên nhớ soundbar dùng để thay thế loa của TV và đôi khi được coi như một vật trang trí cho phòng khách.
Kết nối
Kết nối là một trong những yếu tố then chốt để bạn lựa chọn soundbar. Kết nối cũng chính là chìa khóa để bạn có thể thoải mái gắn soundbar lên tường hoặc treo đâu đó ở trong nhà.
Phần lớn các hệ thống soundbar hiện nay đều có ít nhất 1 đầu vào optical và 1 đầu vào analog. Cách dễ nhất để treo soundbar lên tường là kết nối mọi thứ với TV, sau đó kết nối TV với soundbar thông qua cổng optical hoặc analog.
Trong trường hợp không muốn dùng TV như một thiết bị trung chuyển, bạn nên mua một soundbar có đủ đầu vào cho các thiết bị, và có thể bạn sẽ muốn có thêm màn hình hiển thị trên loa để cho biết tình trạng kết nối đầu vào nữa đấy.
Một số soundbar có tiềm năng về âm thanh thường hỗ trợ thêm đầu vào HDMI. Trong trường hợp soundbar có thể tận dụng có thể tận dụng được chất lượng âm thanh HD từ HD Player hoặc Bluray Player, HDMI sẽ rất hữu ích. Nhưng trong trường hợp soundbar không tận dụng được âm thanh HD, HDMI chỉ là một cổng tín hiệu giúp cho hệ thống kết nối trở nên phong phú hơn mà thôi.
Ngoài ra, kết nối USB và Bluetooth cũng đáng để xem xét khi đầu tư soundbar. Bluetooth sẽ cho phép bạn dễ dàng phát nhạc không dây từ smartphone hoặc tablet. Còn cổng USB có thể sử dụng để kết nối với các thiết bị lưu trữ bên ngoài.
Loa siêu trầm hay không cần loa siêu trầm?
Loa siêu trầm có thể được xem là trung tâm của các vụ cháy nổ trong phim, nó cũng giúp cho tiếng trống hay guitar bass trở nên mạnh mẽ hơn. Bởi vì những chiếc soundbar thường được thiết kế mỏng, do đó khả năng xử lý âm trầm rất hạn chế.
May mắn là hầu hết soundbar hiện nay đều đi kèm với loa siêu trầm. Tuy nhiên, nếu bạn không thích đặt thêm loa siêu trầm trong phòng khách thì có một vài model ngoại lệ để lựa chọn. Điểm chung của những kẻ ngoại đạo này là có kích thước lớn và mức giá cao hơn bình thường. Ví dụ như Motion Vision của MartinLogan , Panorama2 của Bowers & Wilkins, và PowerBar 235 của Atlantic Technology.
Nếu mua soundbar, hãy đảm bảo rằng hệ thống sẽ có 1 loa siêu trầm hỗ trợ, trong trường hợp nhà sản xuất không trang bị và bạn cũng không muốn, hãy chọn 1 trong 3 model nói trên.
Kiểm soát âm thanh
Nếu cầu kỳ về âm thanh, bạn nên chọn những bộ soundbar cho phép chỉnh các thông số âm thanh. Chỉ cần kiểm soát được treble và bass là bạn có thể thưởng thức âm thanh hợp gu với mình. Một số soundbar còn có thêm chế độ nâng cao chất lượng thoại, cho phép loa trình diễn lời nói của diễn viên tốt hơn và khá hữu ích trong các chương trình mà giọng nói không nghe rõ được.
Chúng ta phải trả bao nhiêu?
“Tiền nào của nấy” là một thành ngữ rất hợp với thị trường âm thanh. Bạn có thể mua một bộ sounbar với giá chưa đến 100 USD? Tất nhiên là có, nhưng nhớ là chất lượng âm thanh của chúng sẽ vô cùng ảm đạm.Theo lời khuyên của trang Digital Trends, soundbar có giá dưới 150 USD có thể dùng để thay thế cho loa của TV, nhưng chất lượng sẽ vẫn chưa thực sự thuyết phục. Mức giá bắt đầu tốt nhất là từ 150 USD cho đến 250 USD, âm thanh sẽ chuẩn hơn, mặc dù trong đa số trường hợp bạn sẽ không nhận được loa siêu trầm.
Mức giá từ 250 USD đến 400 USD thực sự là rất hợp lý, bạn sẽ nhận được các kết nối cần thiết với loa siêu trầm không dây và âm thanh nhận được có chất lượng khá. Đối với những người rủng rỉnh và có yêu cầu cao hơn, mức giá trên 400 có thể đáp ứng, và ở mức giá này một số soundbar không có loa siêu trầm riêng mà vẫn có thể tái tạo âm bass rất tốt, ví dụ như các mấu soundbar của MartinLogan và Atlantic Technology.
Kết luận
Soundbar là một khái niệm khá mới ở Việt Nam, nhưng chắc chắn sẽ trở nên phổ biến trong thời gian tới. Điều này có nghĩa là sản phẩm sẽ trở nên phong phú hơn và người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Để chọn được soundbar tốt, cách hữu hiệu nhất vẫn là nghe thử các sản phẩm trong tầm giá trước khi lựa chọn.
Một số mẫu soundbar đáng chú ý (giá tham khảo tại Mỹ)
- Boston Acoustics TVee 10 (199 USD)
- ZVOX Z-Base 320 (249 USD)
- Yamaha YAS-101 (249 USD)
- LG NB3520A (299 USD)
- Samsung HW-E450ZA (299 USD)
- Energy Power Bar (399 USD)
- Harman Kardon SB 16 (599 USD)
- Definitive Technology XTR-SSA3 (799 USD, thụ động)
- Klipsch HD Theater SB 3 (799 USD)
- Atlantic Technology PB 235 (899 USD)
- MartinLogan Vision (1.499 USD)
- Yamaha YSP-5100 (2.199 USD)
Theo hdvietnam.com
- 100 BÀI TEST COLLECTION 22 ( Giá Mua Link Tải: 100,000 VND )
- 100 BÀI TEST COLLECTION 21 ( Giá Mua Link Tải: 100,000 VND )
- 100 BÀI TEST COLLECTION 20 ( Giá Mua Link Tải: 100,000 VND )
- 100 BÀI TEST COLLECTION 19 ( Giá Mua Link Tải: 100,000 VND )
- 100 BÀI TEST COLLECTION 18 ( Giá Mua Link Tải: 100,000 VND )