Thăm “bệnh viện” đồ đèn

FBShare
Ghi nhớ trang

 Kín đáo, hơi lộn xộn, xong ém khá nhiều ampli đèn cổ, đó là ấn tượng đầu tiên cùa phóng viên chúng tôi khi đến gian xưởng nhỏ không biển hiệu, nằm khuất trong hẻm đường Sư Vạn Hạnh, Q,10, Tp,HCM. Hơn 10 năm qua, ông chủ xưởng – một thợ điện tử tài ba, đã dày công tìm tòi để sữa chữa và lắp ráp ampli đèn để phục vụ dân chơi Hi-End Sài Gòn.

Từ nhiều năm trước, đất Sài Gòn đã có một số người chơi âm thanh. Tuy nhiên, phải tới cuối thập kỷ 1990, thú chơi Hi-End mới bắt đầu mở rộng, chất lượng ghi âm cũng như xuất âm của các thiết bị âm thanh cũng được đòi hỏi cao hơn. Những bộ dàn compact không đủ sức thõa mãn các audiophiles, do đó họ đã tự phối ghép hệ thống theo cách riêng của mình và chiếc ampli đèn luôn ở vị trí trang trọng nhất. Cũng vào khoảng thời gian này, dân Hi-End thường tự hào vì những thiết kế mạch đèn thuộc dạng “đỉnh” nhất, có những ampli đèn đã trở thành huyền thoại trong lịch sử thiết kế sản phẩm Hi-End. Thế nhưng, người chơi đồ đèn khi ấy cũng gặp khó khăn là đèn vận hành ở điện thế cao hơn so với sò, nên tốc độ lão hóa khá nhanh. Bên cạnh đó, các linh kiện khác như tụ, trở, các cuộn dây của biến thế cũng rơi vào tình trạng xuống cấp, bởi đa phần ampli đèn là hàng second-hand, hàng xách tay. Sự lão hóa của đèn công suất và các linh kiện khiến cho tín hiệu ra loa không còn nguyên vẹn và âm thanh bị méo. Và những xưởng sữa chữa thiết bị âm thanh Hi-End bắt đầu xuất hiện. Trong số đó, xưởng của anh Doãn ở đường Sư Vạn Hạnh, Q10, Tp,HCM được nhiều người biết đến.

Thăm "bệnh viện" đồ đèn

 

Khởi đầu anh Doãn chỉ sữa chữa đồ cho bạn bè và chủ yếu là dựa vào vốn liếng kinh nghiệm và kiến thức thu được sau quá trình dài làm việc cho công ty điện tử Tiến Đạt. Gian xưởng nhỏ có bước chuyển biến từ năm 2000 khi cho ra đời một phiên bản của mạch ampli đèn chạy bóng 6C33C. Khi đó, mạch này còn mới (được tung ra thị trường vào năm 1985) và là mạch 6C33C đầu tiên được ráp tại Sài Gòn.

Thăm "bệnh viện" đồ đèn

 

Thành công đã khuyến khích chủ xưởng bắt tay vào tìm hiểu, sưu tầm và lắp ráp thử mạch những ampli đèn vang bóng một thời như Leak, Marantz 8B, Grapfour…và sau này là các pre-ampli như Marantz 7C, Audionote M7 phono, M7 line hoặc chiếu Ultrapath xuất âm bằng biến thế xuất âm (output transformer).

Thăm "bệnh viện" đồ đèn

 

10 năm trước, khả năng nghe của audiophiles Việt cón quá hạn chế, mặt khác người chơi thường dùng loa Tannoy chứ chưa đa dạng như bây giờ. Quá trình lắp ráp, cân chỉnh và sửa chữa ampli đèn đã mang lại cho xưởng những thành công đáng kể, đặc biệt với những ca khó phối ghép như trường hợp của loa Wesminter hay Cantenbury.

Ngày nay, công nghệ truyền thông và internet mang lại cho người tiêu dùng nguồn tài liệu tham khảo phong phú, song chính vì lượng thông tin quá lớn nên việc kiểm chứng độ chính xác đôi khi gặp khó khăn. Anh Doãn chia sẽ, cùng một mạch điện cho ampli, người ta tung lên mạng nhiều bản sao khác nhau, theo cách tam sao thất bản. Chính vì vậy, thợ ráp đồ đèn ở Việt Nam thường tự mày mò, nghĩa là ráp thử theo các sơ đồ khác nhau để tìm ra phương pháp tương thích nhất. Ngay cả khi đã có mạch chuẩn trong tay thì khó khăn vẫn còn chồng chất, bởi linh kiện dùng cho hệ thống âm thanh đèn điện tử không có sẵn. Chợ Nhật Tảo, thiên đường linh kiện điện tử tại Sài Gòn, lại thường bán đồ Trung Quốc chất lượng thấp. Do vậy, để có được hàng chuẩn, anh Doãn đành nhờ vả người quen mua từ nước ngoài, mua qua mạng hoặc tìm kiếm từ các kho quân sự cũ. Trong các loại linh kiện này, tăng – phô xuất âm (output transformer) là món đồ khó kiếm nhất. Thế nên, nếu may mắn thì cũng mất cả tháng để ráp xong một ampli đèn, còn trong trường hợp khó kiếm linh kiện thì vô chừng. Mặt khác, khách hàng cũng có thể kiếm được đồ đèn theo mạch nguyên bản hàng hiệu với giá phải chăng, và được những người thợ chăm chút cẩn thận .

Thăm "bệnh viện" đồ đèn

 

Đằng sau lưng người chủ xưởng, là một chồng ampli Leak nhỏ nhắn nhưng còn nguyên bản. Thiết bị này đã một thời làm say lòng biết bao audiophile trên thế giới, bây giờ không còn được sản xuất nữa. Bên cạnh chúng là những Marantz 8B, Marantz 7C…được sắp xếp ngay ngắn thành từng hàng. Chúng được sưu tầm từ chính khách hàng của anh Doãn, những người đến bây giờ vẫn coi nơi đây như một “bệnh viện”cho đồ Hi-end, đặc biệt là loại đèn cổ.

 

 Thăm "bệnh viện" đồ đèn

 

 Thăm "bệnh viện" đồ đèn

 

Theo NgheNhin